Giá cây Nguyệt Quế bao nhiêu
Giá cây Nguyệt Quế giao động từ 100.000đ đối với cây cao từ 50cm; tùy theo kích thước cây có thể có sự chênh lệch giá bán, và mỗi nhà vườn có giá bán khác nhau, bạn có thể liên hệ số điện thoại của mình để được tư vấn thêm về giá bán.
Một số thông tin về cây Nguyệt Quế
Cây Nguyệt Quế là cây gì? Mình cùng các bạn tìm hiểu về cây Nguyệt Quế qua bài viết này.

Tên thường gọi (tên khoa học): Cây Nguyệt Quế còn được gọi là Nguyệt Quới có tên khoa học là Laurus nobilis, cây thuộc họ Cam Rutaceae. Có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, một số khu vực của Trung Quốc. Ở nước ta cây được trồng nhiều ở khu vực miền Nam.
Đặc điểm hình thái của cây
Nguyệt quế là loài cây thân gỗ thẳng, có chiều cao trung bình từ 2 – 6m. Thân cây nhẵn bóng màu vàng nhạt. Khi già, thân cây dần hóa gỗ và chuyển sang màu nâu hoặc xám. Lúc này, vỏ cây nứt ra và sần sùi.
Lá của cây nguyệt quế có hình bầu dục, màu xanh bóng và mọc xen kẽ theo thân. Mỗi cụm lá của cây nguyệt quế thường có từ 3 – 9 lá.
Hoa nguyệt quế cũng thường mọc thành cụm, gồm 8 bông tại đỉnh nhánh hoặc đôi khi mọc từ nách lá. Mỗi bông hoa sẽ bao gồm đài hoa màu xanh, ôm trọn 5 cánh hoa màu trắng, với đường kính từ 12 – 18 mm, uốn cong về phía sau. Mỗi hoa có 10 nhị cùng với bầu nhụy ở trên đỉnh đầu, có nhiều nét tương đồng với hoa cam, bưởi, quýt.
Hoa nguyệt quế không nở quanh năm, mà đa phần chỉ xuất hiện sau những đợt mưa lớn, đặc biệt thường nở rộ vào cuối đông và đầu xuân. Sắc trắng tinh khôi của hoa, kết hợp cùng mùi hương êm dịu sẽ luôn là liều thuốc quý chữa lành tinh thần, giúp bạn được cân bằng tâm trạng sau một ngày dài căng thẳng.
Quả nguyệt quế hình bầu dục, có màu xanh xen lẫn nhiều đốm nhỏ, sau đó chuyển dần ngả sang màu cam, và có màu đỏ khi đã chín hoàn toàn. Mỗi quả sẽ có từ 1 – 2 hạt.
Hiện nay ở nước ta cây nguyệt quế được trồng phổ biến có 3 loại Nguyệt quế lá nhỏ, Nguyệt quế lá lớn, Nguyệt quế thân xoắn là giống cây được ưa chuộng nhất hiện nay được sử dụng làm cảnh, trang trí trong nhà, làm bonsai và có giá trị kinh tế cao.
Công dụng của cây Nguyệt Quế
Hoa Nguyệt quế
Khi ra hoa sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng nhưng cũng rất quyến rũ, có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể sử dụng hoa của cây để điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Cụ thể sau khi phơi khô phần hoa và nghiền thành bột người ta sẽ pha với nước để uống hàng ngày, giúp cho nồng độ đường giảm đáng kể.
Trang trí cây Nguyệt Quế
Cây được trồng trước sân vườn hay trong nhà giúp cho không gian của gia đình tăng thêm phần thẩm mỹ. Đặc biệt là mùi hương thơm, nhẹ nhàng và cuốn hút. Bạn cũng có thể trồng chúng quanh khuôn viên công ty, quán cà phê hay những khu vực công cộng khác.
Làm gia vị ẩm thực
Với đặc trưng là hương vị cay, mùi thơm dịu, lá nguyệt quế còn được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực. Phổ biến nhất là dùng để ướp, xào hoặc chế biến với thịt, giúp khử mùi và tăng độ thơm ngon.
Làm quà tặng
Một công dụng khác chính là làm quà tặng và dịp lễ tết, các dịp quan trọng. Thể hiện mong muốn hòa hợp cũng như lời chúc về sự thành công, may mắn và thịnh vượng cho người nhận.
Giá trị y học
Cây nguyệt quế còn được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý nguy hiểm. Trong đó đặc biệt nhất phải kể tới là tác dụng chống viêm, điều trị tiểu đường, phòng chống bệnh tim mạch, tăng cường hệ tiêu hóa và tốt cho hệ thống hô hấp. Quả có vị ngọt, tính ấm và có thể ăn đặc biệt được dùng nhiều trong việc làm gia vị. Đồng thời có thể pha nước uống hỗ trợ điều trị tiêu chảy.
Ý nghĩa phong thủy cây Nguyệt Quế
Vị trí trồng cây Nguyệt Quế
Theo quan niệm phong thủy, cây nguyệt quế mang ý nghĩa để cầu bình an, trường thọ. Nhiều người cũng trồng cây nguyệt quế với mong muốn mang đến những may mắn, thuận buồm xuôi gió trong công việc, sự nghiệp. Vì vậy, dưới góc độ thẩm mỹ, phong thủy thì loài cây này rất phù hợp để trồng trước nhà, trong vườn nhà.
Cây Nguyệt Quế hợp tuổi, mệnh gì?
Cây nguyệt quế hợp tuổi gì cũng là cụm từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Theo nhận định của các chuyên gia phong thủy, cây nguyệt quế thích hợp nhất với những người tuổi Thân. Cây nguyệt quế sẽ giúp người tuổi Thân có thêm sức mạnh, năng lượng, và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Ngoài ra, những người làm ăn, kinh doanh tuổi Thân cũng tin rằng cây nguyệt quế sẽ giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu trên con đường làm ăn, sự nghiệp vững vàng, gia tăng vượng khí, tiền bạc rủng rỉnh.
Nguyệt quế là loài cây tươi xanh quanh năm, vậy nên cây tượng trưng cho mệnh Mộc. Và đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì. Ngoài ra, xét theo ngũ hành phong thủy, mệnh Mộc và mệnh Hỏa là 2 cung mệnh tương sinh với nhau (Mộc là gỗ, và gỗ có thể sinh ra lửa, lửa cũng chính là Hỏa).
Cũng chính vì lẽ đó, cây nguyệt quế sẽ giúp người mệnh Mộc và người mệnh Hỏa có được cuộc sống bình an, thuận lợi, con đường công danh sự nghiệp luôn được suôn sẻ và thăng tiến nhanh chóng. Vậy nên với câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì, câu trả lời hợp lý nhất chính là mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Hướng dẫn cách trồng cây Nguyệt Quế tại nhà đơn giản dễ làm
Đất trồng
Đất trồng cần phải đảm bảo có độ tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không được để đất nhiễm sâu bệnh, trước khi trồng cần chú ý kiểm tra kỹ lưỡng.
Lựa chọn cây
Có 4 phương pháp trồng cây nguyệt quế được nhiều người áp dụng đó là: gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành,… Với mỗi cách làm bạn đều cần để cây non mọc lên chọn cây khỏe mạnh sau đó tách bầu và đặt vào chậu đất đã chuẩn bị. Phương pháp chiết cành được sử dụng nhiều nhất.
Tiến hành trồng
Bạn cho cây vào chậu hay hố và lấp đất hình mâm xôi. Lưu ý phải để rễ cây được thẳng và không được làm vỡ bầu cây.
Cách chăm sóc cây Nguyệt Quế
Tưới nước
Nguyệt quế là loại cây thích ẩm, vậy bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây. Trong trường hợp tốt nhất, bạn nên tưới nước 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn.
Điều kiện nhiệt độ
Là một loài cây thuộc vùng nhiệt đới, nguyệt quế sinh trưởng tốt nhất ở 23-29oC. Trường hợp nhiệt độ quá 39oC hoặc dưới 13o C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Vì thế vào mùa hè hay mùa đông rét bạn nên che chắn cho cây.
Điều kiện ánh sáng
Cây nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp vì thế bạn nên chọn trồng cây ở dưới bóng râm hay cạnh cửa sổ. Tuy thế, bạn vẫn nên cho cây đón ánh sáng lúc sáng sớm và chiều muộn để cây có thể sinh trưởng tốt.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây
Bạn nên bón thúc cho cây sau mỗi 2 tháng. Bạn có thể sử dụng phân vi sinh, phân trùn quế hay NPK (20:20:15) để bổ sung dinh dưỡng và khoáng cho cây. Bạn không nên bón vào gốc cây mà phải bón cách gốc từ 10 đến 15 cm để tránh cây bị cháy rễ.
Cắt tỉa tạo dáng, tạo hình cho cây
Cắt tỉa không chỉ giúp tạo dáng đẹp cho cây mà còn giúp kích thích cây ra hoa. Vậy bạn nên tiến hành cắt tỉa 1 tháng/ lần vào mùa khô và 2 tháng/lần vào mùa mưa. Còn đối với những bạn chơi bonsai bạn nên cắt tỉa hàng tuần để đưa cây vào dáng mong muốn.
Cách thay chậu cho cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế sau khi trồng trong chậu 6 tháng đến 1 năm thì bạn nên thay đất cho cây. Dấu hiệu nhận biết cây cần thay đất: Cây kém phát triển, ít ra hoa, lá nhỏ và nhiều lá ngả vàng.
Bước 1: Tiến hành cắt tỉa bớt lá (1/3 lá của cây) và các cành không cần thiết. Đối với những vết cắt lớn thì bạn nên dùng keo liền sẹo cho cây.
Bước 2: Dùng dao xén phần đất xung quanh thành chậu và tách cây ra sao cho vẫn giữ nguyên bầu đất.
Bước 3: Tiến hành xén rễ, cắt bỏ những rễ già và thối. Lưu ý không làm dập rễ và bể bầu.
Bước 4: Xén 1/3 đất ở bầu cũ của cây, rồi cho cây vào chậu và thêm đất mới vào.
Lưu ý: Sau khi sang chậu, bạn nên đưa cây vào nơi bóng mát và hạn chế bón phân nhiều cho cây trong 10 ngày.
Các loại sâu bệnh thường xuất hiện trên cây và cách phòng trừ:
Cây hoa nguyệt quế chống chịu tốt với sâu bệnh. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc thỉnh thoảng cây sẽ mắc một số loại bệnh sau:
Bệnh sâu vẽ bùa
Cây hay bị loài sâu bùa vẽ phá hoại nên cần phải hết sức lưu ý và diệt trừ loại sâu này bằng thuốc hóa học(Cymbush, Bi, Lannate).
Bệnh vàng lá do rầy
Là bệnh do rầy chổng cánh gây nên. Khi cây bị bệnh này cần được cắt bỏ những thân, cành bệnh. Đồng thời sử dụng ong ký sinh, bọ rùa để diệt rầy. Nếu bị nặng cần phun thuốc diệt rầy.
Bệnh loét
Cắt bỉ, tiêu hủy những cành bị bệnh và tiến hành phun thuốc diệt.
Bệnh thối gốc chảy nhựa
Cạo sạch vị trí bệnh và bôi dung dịch thuốc tím vào để trừ nấm gây bệnh.
giá cây Nguyệt Quế - Nơi cung cấp cây Nguyệt Quế giá rẻ

Giá cây Nguyệt Quế giao động từ 100.000đ đối với cây cao từ 50cm; tùy theo kích thước cây có thể có sự chênh lệch giá bán
Product Price: 100000
Product In-Stock: InStock
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.