NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC CÂY NỘI THẤT

  1. CÂY NỘI THẤT LÀ GÌ?

Nói một cách đơn giản là cây sống trong nhà (indoor plant) hoặc xa hơn là những cây sống được ở điều kiện ánh sáng thấp, ẩm ướt.

Gọi là cây nội thất để phân biệt với các cây trồng ngoại thất, trồng ngoài nhà hay sân vườn

  1. LÝ DO CÂY NỘI THẤT HÉO DẦN HÉO MÒN

Nhiều anh chị gặp chung vấn đề là rất yêu thích cây xanh, thích vẻ đẹp và sự tươi mát mà cây xanh mang lại cho không gian sống/làm việc của mình, nhưng khi mua cây về thì càng chăm sóc cây càng “héo dần héo mòn”. Nhiều người khuyên “bỏ mặc” cây sẽ phát triển tốt hơn “chiều chuộng”, vậy nhưng làm theo vẫn không thay đổi kết quả là mấy.

Để chăm sóc 1 chậu cây nói chung và cây nội thất nói riêng, chúng ta cần kiên nhẫn và có có sự tỉ mỉ quan sát để hiểu được cây cần gì và muốn gì, đối với cây xanh thì sự “đủ” tốt hơn so với dư thừa hay thiếu thốn.

Có rất nhiều lý do khiến cây nội thất không xanh tươi như mình mong muốn, cùng Chăm sóc cảnh quan  điểm qua một số lý do thường gặp nhưng chúng ta hay vô tình gặp phải

  • Quan điểm sáng là ăn uống, mở mắt gặp cây là muốn tưới nước. Khác với cây ngoài trời, cây nội thất tiếp xúc ít ánh nắng nên ít mất hơi nước hơn, vì vậy lượng nước không nhất thiết là tưới hằng ngày. Ngược lại dư nước sẽ gây úng, nấm bệnh

bd3a0b8dc070e26aa5d5141496a8d5de

  • Bỏ vỏ trứng, bã trà/ cà phê vào chậu cây với tinh thần là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Thế nhưng không anh chị ạ, điều kiện lý tưởng nhất là nên ủ chúng trước khi bón cho cây, hoặc bón trực tiếp thì nên dành cho cây ngoại thất và nên bón xa gốc. Điều kiện không khí và ánh sáng trong nhà không phù hợp để vỏ trứng, bã trà phân hủy và tạo thành chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ

 

  • Mặc nhiên cây nội thất thì không cần ánh sáng. Nhiều anh chị không được tư vấn kỹ nên vị trí đặt cây luôn cố định trong nhà, với những vị trí gần cửa sổ hay ban công thì không sao nhưng những vị trí mà không có ánh sáng như nhà vệ sinh, phòng làm việc thì sẽ khuất sáng hơn (cây chủ yếu hấp thu ánh sáng từ đèn điện) thì nên mang cây ra sáng 1 – 2 lần/ tuần.
  1. CÁC LOẠI CÂY XANH NỘI THẤT ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

Có rất nhiều đơn vị cây xanh cung cấp các loại cây nội thất được ưa chuộng để anh chị tham khảo, thế nhưng đến với Chăm sóc cảnh quan, chúng tôi sẽ đưa ra các gợi ý tham khảo dựa trên kích thước cây nội thất để anh chị thuận tiện trong việc tìm ra được loại cây phù hợp với nhu cầu của mình nhất.

Một số cây nội thất có kích thước lớn, sang trọng

Cây Đại phú gia:  Với kích thước to, tán xòe vừa phải, lá xanh mướt, hoa có hình dáng đẹp mắt, Đại phú gia lọt vào tầm mắt của rất nhiều khách hàng. Cây thường được trang trí ở các không gian rộng, sang trọng, ý nghĩa như sảnh lớn, quầy lễ tân, bàn thu ngân, phòng khách,…

Cây Cau Vàng: Cau Vàng có chiều cao từ 1-2 mét (chưa bao gồm chiều cao chậu, chiều cao cây phụ thuộc vào lựa chọn của khách hàng), phù hợp các vị trí cần chiều cao để che khuất như cạnh bàn làm việc, góc cửa sổ,… Cây có nhiều bẹ, tán thuôn dài và xòe nhẹ phần ngọn, lá xanh mát và dễ chăm sóc.

Cây Cau Nhật
Cây Cau Nhật

Một số cây nội thất có kích thước vừa, dáng tầm trung

Cây Kim tiền: Lá cây Kim tiền có màu xanh đậm, cây ra hoa ở nách chồi và thường có ý nghĩa mang lại tài lộc. Đây là dòng cây nội thất được nhiều anh chị lựa chọn vì form dáng đẹp, phù hợp nhiều không gian và k cần quá cầu kỳ khâu chăm sóc.

Cây Lưỡi hổ: Lưỡi hổcó màu sắc khá bắt mắt, những chiếc lá dài thuôn nhọn đan xen vào nhau trông rất hài hòa. Ưu điểm của cây này là dễ chăm, hoa đẹp, lá lâu tàn.

Một số cây nội thất để bàn, chậu rũ

Cây Lưỡi mèo: Lưỡi mèo có màu sắc xanh xen kẽ sọc vàng, là anh em họ hàng với cây Lưỡi hổ nhưng lùn hơn rất nhiều, cây cao chỉ độ 10-20cm. Phù hợp với các chậu tiểu cảnh, chậu nhỏ để bàn, trang trí các khu vực nhỏ nhắn

Cây kim ngân bím: Khách hàng đến với Kim ngân bím ngoài vẻ đẹp ngoại hình thì còn yêu thương bởi ý nghĩa phong thủy mà cây mang lại. Những chiếc lá xẻ thùy màu xanh trông có vẻ mỹ miều yếu đuối nhưng lại mang một tinh thần thép rất mạnh, sống được nhiều môi trường khác nhau, tượng trưng cho ý chí kiên cường, không ngừng cố gắng vươn lên.

Cây trầu bà: Loài cây này tuy quen thuộc nhưng vì dễ chăm, nhanh phát triển và ứng dụng được rất nhiều không gian trang trí nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn

Hình ảnh Ghim câu chuyện

Ngoài thị trường có rất nhiều loài cây nội thất với các kích cỡ, màu sắc, môi trường sống là nước/đất, cây đơn lẻ, cây tiểu cảnh,…. trên đây Chăm sóc cảnh quan chỉ giới thiệu sơ qua một vài loại cây để quý anh chị nắm cơ bản, từ đó có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Để biết thêm thông tin và được tư vấn, anh chị vui lòng để lại số điện thoại để bên em hỗ trợ mình nhé.

  1. NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC CÂY NỘI THẤT

Lựa được chậu cây nội thất ưng ý mới chỉ là bước khởi đầu, thời gian 7 -10 ngày đầu dù anh chị bỏ bê thì cây vẫn sống tốt nhờ nguồn dinh dưỡng ban đầu mà các vựa cây đã cung cấp. Thời gian sau đó, cây xanh tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của anh chị.

Cùng theo chân Chăm sóc cảnh quan bỏ túi các tip nhỏ sau để luôn sở hữu một chậu cây nội thất xanh – khỏe – đẹp nhé

  • Ánh sáng: Mỗi loại cây có một nhu cầu ánh sáng khác nhau, ngoài kiến thức từ vựa cây tư vấn và kiến thức trên mạng, anh chị có thể nhận biết cây thiếu nắng qua một số điểm nhỏ sau:  khoảng cách giữa các đốt cây dài hơn bình thường, cành cây vươn dài về 1 phía, màu sắc lá cây k được xanh đậm và chuyển sang xanh nhạt (cây thiếu diệp lục). Lúc này là cây đã thực sự thiếu nắng, chúng ta cần dời cây ra vị trí có nắng (lưu ý: tăng dần ánh nắng để cây thích nghi dần)
  • Nguồn nước: Trước khi tưới nước cho cây chúng ta cần kiểm tra độ ẩm, chỉ tưới khi độ ẩm quá thấp. Vì môi trường trong nhà nên cây ít mất hơi nước, ngược lại việc dư nước cũng sẽ khá lâu để bốc hơi, từ đó dễ gây nấm bệnh, rệp. Khi mua cây và sang cây vào chậu, anh chị cần lưu ý trộn giá thể tơi xốp, thoát nước tốt; có thể để 1 ít xốp dưới đáy chậu trước khi cho giá thể vào để tăng khả năng thoát nước.
  • Dinh dưỡng: Dinh dưỡng quyết định cây xanh tươi hay không, anh chị nên bổ sung phân bò/ phân trùn quế kết hợp phân vi sinh ngay từ lúc sang chậu cho cây. Sau đó hàng tháng mình chỉ cần bổ sung NPK hoặc phân chậm tan. Tầm 6 -12 tháng, tùy vào tình hình cây tại thời điểm đó để mình quyết định thay đất và bổ sung lại nguồn dinh dưỡng như lúc sang chậu.
  • Sâu bệnh: phòng bệnh hơn chữa bệnh là quan điểm tốt nhất cho bất cứ loại cây nội thất nào, vì một khi bị bệnh nặng xíu là phải mang cây ra ngoài xử lý. Phòng bệnh nấm bằng cách chỉ tưới đủ nước, phòng bệnh rệp bằng cách k bỏ rác vào chậu cây để tránh hiện tượng kiến nuôi rệp. Phun thuốc Đồng và nước rửa chén pha loãng định kỳ 10 ngày để phòng bệnh cho cây.

z4453988961172 212f262a581fffd742ce0bec66b98aac 2

  • Cắt tỉa: thường xuyên để ý cây và cắt tỉa các cành nhánh khô già, héo úa, tránh để vi khuẩn lây lan gâu hại cho cây.
  1. DỊCH VỤ CHĂM SÓC CÂY NỘI THẤT UY TÍN TẠI TP HCM

Qua bài viết trên, có lẽ anh chị đã phần nào hình dung ra cách chăm sóc cây nội thất như thế nào rồi đúng không ạ. Tuy nhiên, việc chăm cây chỉ phù hợp với cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ, vì chăm cây là cần thời gian.

Nếu không có thời gian nhưng vẫn muốn có không gian xanh thì mời anh chị đến với Chăm sóc cảnh quan để tham khảo dịch vụ chăm sóc cây nội thất hay thuê cây nội thất nhé.

Giữa vô vàn vựa cây và các công ty dịch vụ cảnh quan tại Sài Gòn, Chăm sóc cảnh quan vẫn luôn tự tin là đơn vị mang lại màu xanh với tất cả tâm huyết của mình, chăm sóc cảnh quan theo hướng mà khách hàng mong muốn. Ngại gì mà không liên hệ Hotline: 093 115 2486 – Mr Cường để được trải nghiệm tư vấn miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *